LỪA ĐẢO QUA MẠNG: CHUYỆN KHÔNG MỚI NHƯNG VẪN GÂY NHỨC NHỐI
VTV.vn - Lừa đảo qua mạng không phải là chuyện mới nhưng luôn có tính thời sự bởi thực tế vẫn đang có những nạn nhân mới của các bẫy lừa đảo trực tuyến.
Giải pháp mới là một một phần mềm phòng chống lừa đảo dành cho người dân. Phần mềm do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, để phần mềm này thực sự phát huy được hiệu quả thì không phải là hành trình dễ dàng.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng Ban Nghiên cứu công nghệ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, người dân cần cảnh giác trước một số hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng hiện nay như:
Mạo danh các cơ quan ban ngành
Mạo danh các cơ quan ban ngành như ngành thuế, bộ y tế, công an... để gọi điện hù họa, tư vấn thậm chíquảng cáo thuốc, là hình thức được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng.
Sau khi các nạn nhân tin tưởng, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập các đường link có mã độc.
Mạo danh các hoạt động trại hè
Tạo các tài khoản trên mạng xã hội Facebook, sử dụng các hình ảnh của công an, quân đội, nhân viên hàng không để mạo danh và đăng các nội dung như: "Phụ huynh liên hệ cho con em tham gia trại hè 2024 để có trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp và nhận khuyến mãi hấp dẫn".
Các đối tượng lừa đảo sẽ tư vấn các cháu sẽ được tham gia miễn phí, bao ăn, bao ở. Đổi lại, học viên tham gia phải đặt thử vé máy bay trực tuyến và được hoàn lại tiền hoặc đặt cọc trước một khoảng tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng để đăng ký. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, đối tượng sẽ chiếm đoạt khoản tiền này và chặn liên lạc.
Mạo danh biên tập viên của VTV tổ chức cuộc thi ảnh/tuyển cộng tác viên
Sử dụng hình ảnh, thông tin của các biên tập viên của VTV để tổ chức cuộc thi ảnh hoặc tuyển cộng tác viên là hình thức được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng trong thời gian gần đây.
Sau khi các nạn nhân tin tưởng, đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển khoản đặt cọc hoặc mua hàng để làm nhiệm vụ sau đó chiếm đoán tài sản. Số tiền có thể là rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường (Bài cuối) - “Lá chắn” bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
24/12/2024 14:57:27 -
Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường (Bài 1) - Lợi ích từ mạng xã hội
24/12/2024 14:57:27 -
Trẻ em “nghiện” mạng xã hội: Hệ lụy khôn lường (Bài 2) - Con dao hai lưỡi!
24/12/2024 14:57:27 -
Khi nông dân làm chủ công nghệ số
24/12/2024 14:57:27
LỪA ĐẢO QUA MẠNG: CHUYỆN KHÔNG MỚI NHƯNG VẪN GÂY NHỨC NHỐI
VTV.vn - Lừa đảo qua mạng không phải là chuyện mới nhưng luôn có tính thời sự bởi thực tế vẫn đang có những nạn nhân mới của các bẫy lừa đảo trực tuyến.
Giải pháp mới là một một phần mềm phòng chống lừa đảo dành cho người dân. Phần mềm do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, để phần mềm này thực sự phát huy được hiệu quả thì không phải là hành trình dễ dàng.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng Ban Nghiên cứu công nghệ Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, người dân cần cảnh giác trước một số hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng hiện nay như:
Mạo danh các cơ quan ban ngành
Mạo danh các cơ quan ban ngành như ngành thuế, bộ y tế, công an... để gọi điện hù họa, tư vấn thậm chíquảng cáo thuốc, là hình thức được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng.
Sau khi các nạn nhân tin tưởng, các đối tượng sẽ yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập các đường link có mã độc.
Mạo danh các hoạt động trại hè
Tạo các tài khoản trên mạng xã hội Facebook, sử dụng các hình ảnh của công an, quân đội, nhân viên hàng không để mạo danh và đăng các nội dung như: "Phụ huynh liên hệ cho con em tham gia trại hè 2024 để có trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp và nhận khuyến mãi hấp dẫn".
Các đối tượng lừa đảo sẽ tư vấn các cháu sẽ được tham gia miễn phí, bao ăn, bao ở. Đổi lại, học viên tham gia phải đặt thử vé máy bay trực tuyến và được hoàn lại tiền hoặc đặt cọc trước một khoảng tiền từ 5 triệu - 10 triệu đồng để đăng ký. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, đối tượng sẽ chiếm đoạt khoản tiền này và chặn liên lạc.
Mạo danh biên tập viên của VTV tổ chức cuộc thi ảnh/tuyển cộng tác viên
Sử dụng hình ảnh, thông tin của các biên tập viên của VTV để tổ chức cuộc thi ảnh hoặc tuyển cộng tác viên là hình thức được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng trong thời gian gần đây.
Sau khi các nạn nhân tin tưởng, đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển khoản đặt cọc hoặc mua hàng để làm nhiệm vụ sau đó chiếm đoán tài sản. Số tiền có thể là rất lớn.