Phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè
Kính thưa toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn xã Mùa hè là mùa của rất nhiều loại bệnh ở trẻ em như tiêu chảy cấp, sốt virus, viêm họng, ngộ độc thức ăn, mụn nhọn, rôm sẩy…Do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ rất dễ mắc các bệnh này nếu cha mẹ không có cách phòng ngừa, bảo vệ cho con
- Sốt do vi rút
Triệu chứng: sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, đau nhức mình mẩy, quấy khóc, có thể kèm theo hắt hơi, sổ mũi, ho.
Các mẹ không nên quá lo lắng vì sốt do virus đa số lành tính và tự khỏi sau 5-7 ngày. Khi đó, trẻ lại vui khỏe và chơi đùa bình thường. Còn nếu sốt kèm phát ban, rất có thể trẻ đã mắc bệnh sởi. Điều quan trọng khi trẻ bị sốt là ba mẹ phải theo dõi sát sao để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm như sốt kèm theo nôn ói, co giật, mất ý thức vì có khả năng bệnh chuyển biến nặng thành viêm não, viêm cơ tim cấp…
Khi trẻ bị sốt do virus, cần tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát, hạ sốt với nước ấm, không dùng nước đá hoặc nước nóng. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị co giật khi sốt cao, do đó, ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu sốt từ 390C trở lên để được kê thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Không quên cho trẻ uống nhiều nước và chất điện giải cũng như chú ý đến chuyện ăn uống. Vì lúc này trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn nên mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho con bằng sữa và nước hoa quả.
- Tay-chân-miệng
Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu tức khoảng 3-6 ngày ủ bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ tầm 38 độ C, đau họng, sổ mũi. Ở giai đoạn phát bệnh, các mụn nước bắt đầu nổi nhiều ở xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Đặc điểm của loại bệnh mùa hè là các mụn nước ở xung quanh miệng viêm đỏ và vỡ ra nhanh chóng gây đau rát nên trẻ sẽ quấy khóc và bỏ ăn. Bệnh này thường gặp nhất ở các bé dưới 3 tuổi và dễ lây khi các bé chơi đùa với nhau. Do chưa có thuốc đặc trị và dễ lây lan thành dịch nên đây cũng là một bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Khi đã xác định con mắc bệnh, mẹ cần quan sát xem con có các dấu hiệu của biến chứng như co giật, sốt cao, hôn mê, mạch đập nhanh, chảy nhiều nước bọt hồng… để đưa con đi cấp cứu ngay .
Đa số trường hợp bệnh tay chân miệng được chỉ định điều trị tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt, bù nước và chất điện giải cũng như bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý khi vệ sinh thân thể cho bé mắc bệnh tay chân miệng, cần cẩn thận để không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da. Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê thuốc bôi sát khuẩn phù hợp cho bé để xoa dịu cảm giác đau đớn và tránh viêm nhiễm .
- Sốt xuất huyết:
Triệu chứng: sốt cao đột ngột trên 38 độ C, chán ăn, buồn nôn, đau dữ dội vùng trán, đau nhức mình mẩy kéo dài trong nhiều ngày, không kèm theo ho, sổ mũi. Khi bệnh trở nặng sẽ kèm theo xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chân tay lạnh, nôn ra máu, đi cầu phân đen .
Đây là một bệnh mùa hè nguy hiểm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới và ai cũng có thể mắc phải nhưng đa số trường hợp tử vong rơi vào trẻ nhỏ khi các bé gặp phải biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa… Khi thấy có dấu hiệu của bệnh cần nhập viện để được theo dõi cẩn thận chứ không tự ý điều trị tại nhà, các mẹ nhé .
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị được phê duyệt chính thức, do đó, cách tốt nhất để bảo vệ con yêu là phòng bệnh cho bé cũng như cho cả gia đình bằng cách không để muỗi đốt, đồng thời không cho muỗi có nơi làm tổ và sinh sản. Cho bé ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay và sáng màu, sử dụng kem chống muỗi, nhang muỗi, bình xịt muỗi… Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên kiểm tra trong và xung quanh nhà có những vật dụng chứa nước nào có thể cho muỗi làm tổ hay không để loại bỏ ngay nhé
- Tiêu chảy cấp: Đây là một bệnh gặp nhiều nhất vào mùa hè ở trẻ, do ở thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, đặc biệt những trẻ ở độ tuổi đến trường lại thường xuyên ăn ở những hàng quán vỉa hè chất lượng vệ sinh kém, dễ bị ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ.
- Ngộ độc thức ăn: Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu. Ngoài ra, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.
- Mụn nhọt: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết đôi khi nóng bất thường, khiến trẻ em dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn.
- Say nắng: Thời điểm nắng nóng gay gắt làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.Trẻ bị say nắng cũng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Làm gì để phòng bệnh mùa hè cho trẻ?
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa xuân hè, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ với các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin.
- Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm) như: chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả…
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.
- Phòng say nắng cho trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước và dùng một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…) .
(Đề nghị cho phát thanh chiều 05 và 16 hàng tháng cho nhân dân biết thực hiên.)
Tin cùng chuyên mục
-
Ngày Pháp luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
05/11/2024 10:58:52 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN Về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
02/11/2024 08:50:13 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT TRẺ EM
30/10/2024 16:42:41 -
Phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè
14/08/2024 09:12:14
Phòng chống các bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa hè
Kính thưa toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn xã Mùa hè là mùa của rất nhiều loại bệnh ở trẻ em như tiêu chảy cấp, sốt virus, viêm họng, ngộ độc thức ăn, mụn nhọn, rôm sẩy…Do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ rất dễ mắc các bệnh này nếu cha mẹ không có cách phòng ngừa, bảo vệ cho con
- Sốt do vi rút
Triệu chứng: sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, đau nhức mình mẩy, quấy khóc, có thể kèm theo hắt hơi, sổ mũi, ho.
Các mẹ không nên quá lo lắng vì sốt do virus đa số lành tính và tự khỏi sau 5-7 ngày. Khi đó, trẻ lại vui khỏe và chơi đùa bình thường. Còn nếu sốt kèm phát ban, rất có thể trẻ đã mắc bệnh sởi. Điều quan trọng khi trẻ bị sốt là ba mẹ phải theo dõi sát sao để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm như sốt kèm theo nôn ói, co giật, mất ý thức vì có khả năng bệnh chuyển biến nặng thành viêm não, viêm cơ tim cấp…
Khi trẻ bị sốt do virus, cần tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát, hạ sốt với nước ấm, không dùng nước đá hoặc nước nóng. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ bị co giật khi sốt cao, do đó, ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu sốt từ 390C trở lên để được kê thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp. Không quên cho trẻ uống nhiều nước và chất điện giải cũng như chú ý đến chuyện ăn uống. Vì lúc này trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn nên mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho con bằng sữa và nước hoa quả.
- Tay-chân-miệng
Triệu chứng: Ở giai đoạn đầu tức khoảng 3-6 ngày ủ bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ tầm 38 độ C, đau họng, sổ mũi. Ở giai đoạn phát bệnh, các mụn nước bắt đầu nổi nhiều ở xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Đặc điểm của loại bệnh mùa hè là các mụn nước ở xung quanh miệng viêm đỏ và vỡ ra nhanh chóng gây đau rát nên trẻ sẽ quấy khóc và bỏ ăn. Bệnh này thường gặp nhất ở các bé dưới 3 tuổi và dễ lây khi các bé chơi đùa với nhau. Do chưa có thuốc đặc trị và dễ lây lan thành dịch nên đây cũng là một bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Khi đã xác định con mắc bệnh, mẹ cần quan sát xem con có các dấu hiệu của biến chứng như co giật, sốt cao, hôn mê, mạch đập nhanh, chảy nhiều nước bọt hồng… để đưa con đi cấp cứu ngay .
Đa số trường hợp bệnh tay chân miệng được chỉ định điều trị tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt, bù nước và chất điện giải cũng như bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý khi vệ sinh thân thể cho bé mắc bệnh tay chân miệng, cần cẩn thận để không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da. Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê thuốc bôi sát khuẩn phù hợp cho bé để xoa dịu cảm giác đau đớn và tránh viêm nhiễm .
- Sốt xuất huyết:
Triệu chứng: sốt cao đột ngột trên 38 độ C, chán ăn, buồn nôn, đau dữ dội vùng trán, đau nhức mình mẩy kéo dài trong nhiều ngày, không kèm theo ho, sổ mũi. Khi bệnh trở nặng sẽ kèm theo xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chân tay lạnh, nôn ra máu, đi cầu phân đen .
Đây là một bệnh mùa hè nguy hiểm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới và ai cũng có thể mắc phải nhưng đa số trường hợp tử vong rơi vào trẻ nhỏ khi các bé gặp phải biến chứng như suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa… Khi thấy có dấu hiệu của bệnh cần nhập viện để được theo dõi cẩn thận chứ không tự ý điều trị tại nhà, các mẹ nhé .
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị được phê duyệt chính thức, do đó, cách tốt nhất để bảo vệ con yêu là phòng bệnh cho bé cũng như cho cả gia đình bằng cách không để muỗi đốt, đồng thời không cho muỗi có nơi làm tổ và sinh sản. Cho bé ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay và sáng màu, sử dụng kem chống muỗi, nhang muỗi, bình xịt muỗi… Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên kiểm tra trong và xung quanh nhà có những vật dụng chứa nước nào có thể cho muỗi làm tổ hay không để loại bỏ ngay nhé
- Tiêu chảy cấp: Đây là một bệnh gặp nhiều nhất vào mùa hè ở trẻ, do ở thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, đặc biệt những trẻ ở độ tuổi đến trường lại thường xuyên ăn ở những hàng quán vỉa hè chất lượng vệ sinh kém, dễ bị ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ.
- Ngộ độc thức ăn: Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu. Ngoài ra, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.
- Mụn nhọt: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết đôi khi nóng bất thường, khiến trẻ em dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn.
- Say nắng: Thời điểm nắng nóng gay gắt làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.Trẻ bị say nắng cũng rất nguy hiểm đến tính mạng.
Làm gì để phòng bệnh mùa hè cho trẻ?
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa xuân hè, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ với các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin.
- Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm) như: chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả…
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.
- Phòng say nắng cho trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước và dùng một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…) .
(Đề nghị cho phát thanh chiều 05 và 16 hàng tháng cho nhân dân biết thực hiên.)