Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64296

BỆNH GÚT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ngày 27/09/2023 07:48:03

Bệnh Gút ngày nay, do thói quen sinh hoạt, ăn uống, khiến tỷ lệ mắc bệnh Gút tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh.

 Những cơn đau từ nhẹ đến nặng, thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không chỉ bị giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Đặc điểm chung: Bệnh Gút (Tiếng Anh là Gout, từ Hán-Việt là Thống phong) là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric máu,  gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tô phi, ở thận gây ra viêm  thận kẽ, sỏi thận...Từ đây Gút gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và kịp thời như: Biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch… và có thể tử vong.

- Bệnh Gút thường hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, tuy nhiên ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi bệnh nhân và gia tăng về số lượng.

- Trên thế giới bệnh Gút thường gặp ở các nước phát triển và đang phát triển, chiếm khoảng 0,02 - 0,2% dân số, nam giới chiếm chủ yếu trên 95% và ở độ tuổi thường từ 30 tuổi trở lên. Ở Việt Nam theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 20 năm tốc độ gia tăng của bệnh cũng khá đáng báo động từ 1,5% các bệnh viêm khớp do Gút (1978-1989), đến 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000). Trong đó có đến 99% là nam giới có độ tuổi từ 30 trở lên.

2.  Một số nguyên nhân gây bệnh Gút

- Nguyên nhân gây bệnh Gút chính là do acid uric máu cao, được gọi là tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương, cụ thể là: Trên 420 µmol/l đối với nam, trên 360 µmol/ đối với nữ.

- Nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu thì có nhiều, người ta phân ra 3 loại như sau:

+ Gút nguyên phát (đa số là gặp loại này): Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu. Thường gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.

+ Gút thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.

+ Gút do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuển hóa acid uric, gây ra bệnh Gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).

- Yếu tố nguy cơ của bệnh Gút:

+ Giới tính: Đa số bệnh nhân Gút là nam giới (ở Việt nam trên 99%), điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá…

+ Tuổi mắc bệnh: chủ yếu gặp ở lứa tuổi 30-50 (nam giới). Nữ giới sau mãn kinh.

+ Thói quen uống rượu bia: Liên quan giữa rượu, bia và bệnh Gút đã được nói đến từ thời xa xưa, trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhất với bệnh Gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân Gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

+ Béo phì: Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bện Gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.

+ Tăng acid uric liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…

+ Yếu tố gia đình: Do gen, cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống.

+ Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Gút.  Được chia làm hai loại là Gút cấp và mạn tính:

2.1. Gút cấp tính:

Cơn Gút cấp đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp cấp, khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ tại khớp bị tổn thương, đau tăng dần và thường đạt đỉnh đau sau 8- 12 giờ, cơn thường khởi phát và đau tăng vào ban đêm, đau làm mất ngủ, đôi khi có sốt 38-38,5 độ, có thể rét run. Cơn Gút ban đầu thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, vị trí khớp hay gặp là khớp bàn ngón chân cái ( trên 50%), khớp gối, khớp cổ chân. Khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu thì hay gặp ở những đợt cấp ở giai đoạn sau. Trong giai đoạn này xét nghiệm acid uric máu thường tăng cao. Tuy nhiên có tới gần 40% số trường hợp acid uric máu bình thường trong cơn Gút cấp. Cơn Gút cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần.
              Hoàn cảnh và một số dấu hiệu trước khi xẩy ra cơn Gút cấp:

Cơn Gút cấp thường xuất hiện tự phát hoặc rất nhiều trường hợp xẩy ra sau một bữa ăn có quá nhiều chất đạm chứa nhiều nhân purin như tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt có màu đỏ (thịt chó, dê, bê…), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo..), đậu hạt các loại, nấm khô, sô cô la.. Hoặc uống rượu bia quá mức. Hay sau một đợt điều trị kéo dài một số loại thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc chống Lao…

               Có một số triệu chứng báo trước cơn Gút cấp:

Đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đau bụng, đái dắt, đặc biệt là triệu chứng tại chỗ như: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái…Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị phòng ngừa, không cho cơn Gút cấp khởi phát (người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ kịp thời trong giai đoạn này) .

 

 

2.2. Đối với Gút mạn tính:

      Nếu như người bệnh không phòng ngừa và tuân thủ điều trị tốt, sau khoảng 10 đến 20 năm với các đợt Gút cấp , bệnh tiến triển thành Gút mạn tính, xuất hiện hạt tô phi (do tích lũy các tinh thể muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết) ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương.., bệnh khớp mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi thận, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và tử vong.

2.3. Chẩn đoán xác định bệnh Gút:

Hiện nay ở Việt Nam dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh của Bennett và Wood năm 1968 được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh Gút vì nó đơn giản, dễ áp dụng:

a – Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tô phi.

b- Hoặc có ít nhất hai trong 4 yếu tố sau:

- Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.

- Tiền sử hoặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.

- Có hạt tô phi.

- Đáp ứng tốt với điều trị bằng colchicin (giảm viêm, giảm đau trong vòng 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn bị

3. Điều trị bệnh Gút

3.1. Điều trị cơn Gút cấp: Hậu quả của cơn Gút cấp chính là gây ra viêm khớp cấp do vậy chúng ta phải dùng những nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, giảm đau như:

+ Nhóm thuốc chống viêm không steroid:Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.

+ Colchicin: Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…

+ Nhóm thuốc Corticosteroid: Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

+ Một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.

3.2. Điều trị dự phòng cơn Gút cấp:

Chính là mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức, ngăn ngừa hình thành Gút mạn tính:

 

- Chế độ ăn uống sinh hoạt:

Đối với bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.

Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Ăn cháo, súp…

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…

Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…

-        Cần tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như đã nêu ở trên.

- Thuốc dự phòng cơn Gút cấp: Colchicin, allopurinol…

BỆNH GÚT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đăng lúc: 27/09/2023 07:48:03 (GMT+7)

Bệnh Gút ngày nay, do thói quen sinh hoạt, ăn uống, khiến tỷ lệ mắc bệnh Gút tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh.

 Những cơn đau từ nhẹ đến nặng, thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không chỉ bị giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Đặc điểm chung: Bệnh Gút (Tiếng Anh là Gout, từ Hán-Việt là Thống phong) là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric máu,  gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tô phi, ở thận gây ra viêm  thận kẽ, sỏi thận...Từ đây Gút gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và kịp thời như: Biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch… và có thể tử vong.

- Bệnh Gút thường hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, tuy nhiên ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi bệnh nhân và gia tăng về số lượng.

- Trên thế giới bệnh Gút thường gặp ở các nước phát triển và đang phát triển, chiếm khoảng 0,02 - 0,2% dân số, nam giới chiếm chủ yếu trên 95% và ở độ tuổi thường từ 30 tuổi trở lên. Ở Việt Nam theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 20 năm tốc độ gia tăng của bệnh cũng khá đáng báo động từ 1,5% các bệnh viêm khớp do Gút (1978-1989), đến 6,1% (1991-1995) và 10,6% (1996-2000). Trong đó có đến 99% là nam giới có độ tuổi từ 30 trở lên.

2.  Một số nguyên nhân gây bệnh Gút

- Nguyên nhân gây bệnh Gút chính là do acid uric máu cao, được gọi là tăng acid uric máu khi nồng độ acid uric máu vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương, cụ thể là: Trên 420 µmol/l đối với nam, trên 360 µmol/ đối với nữ.

- Nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu thì có nhiều, người ta phân ra 3 loại như sau:

+ Gút nguyên phát (đa số là gặp loại này): Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu. Thường gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và số ít là nữ ở tuổi sau mãn kinh.

+ Gút thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.

+ Gút do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuển hóa acid uric, gây ra bệnh Gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).

- Yếu tố nguy cơ của bệnh Gút:

+ Giới tính: Đa số bệnh nhân Gút là nam giới (ở Việt nam trên 99%), điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá…

+ Tuổi mắc bệnh: chủ yếu gặp ở lứa tuổi 30-50 (nam giới). Nữ giới sau mãn kinh.

+ Thói quen uống rượu bia: Liên quan giữa rượu, bia và bệnh Gút đã được nói đến từ thời xa xưa, trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhất với bệnh Gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84% bệnh nhân Gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

+ Béo phì: Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bện Gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.

+ Tăng acid uric liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…

+ Yếu tố gia đình: Do gen, cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống.

+ Do ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh Gút.  Được chia làm hai loại là Gút cấp và mạn tính:

2.1. Gút cấp tính:

Cơn Gút cấp đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp cấp, khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ tại khớp bị tổn thương, đau tăng dần và thường đạt đỉnh đau sau 8- 12 giờ, cơn thường khởi phát và đau tăng vào ban đêm, đau làm mất ngủ, đôi khi có sốt 38-38,5 độ, có thể rét run. Cơn Gút ban đầu thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, vị trí khớp hay gặp là khớp bàn ngón chân cái ( trên 50%), khớp gối, khớp cổ chân. Khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu thì hay gặp ở những đợt cấp ở giai đoạn sau. Trong giai đoạn này xét nghiệm acid uric máu thường tăng cao. Tuy nhiên có tới gần 40% số trường hợp acid uric máu bình thường trong cơn Gút cấp. Cơn Gút cấp thường giảm sau vài ngày, tuy nhiên có thể kéo dài vài tuần.
              Hoàn cảnh và một số dấu hiệu trước khi xẩy ra cơn Gút cấp:

Cơn Gút cấp thường xuất hiện tự phát hoặc rất nhiều trường hợp xẩy ra sau một bữa ăn có quá nhiều chất đạm chứa nhiều nhân purin như tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt có màu đỏ (thịt chó, dê, bê…), các loại hải sản (tôm, cua, cá béo..), đậu hạt các loại, nấm khô, sô cô la.. Hoặc uống rượu bia quá mức. Hay sau một đợt điều trị kéo dài một số loại thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc chống Lao…

               Có một số triệu chứng báo trước cơn Gút cấp:

Đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đau bụng, đái dắt, đặc biệt là triệu chứng tại chỗ như: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái…Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị phòng ngừa, không cho cơn Gút cấp khởi phát (người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ kịp thời trong giai đoạn này) .

 

 

2.2. Đối với Gút mạn tính:

      Nếu như người bệnh không phòng ngừa và tuân thủ điều trị tốt, sau khoảng 10 đến 20 năm với các đợt Gút cấp , bệnh tiến triển thành Gút mạn tính, xuất hiện hạt tô phi (do tích lũy các tinh thể muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết) ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương.., bệnh khớp mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi thận, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và tử vong.

2.3. Chẩn đoán xác định bệnh Gút:

Hiện nay ở Việt Nam dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh của Bennett và Wood năm 1968 được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh Gút vì nó đơn giản, dễ áp dụng:

a – Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tô phi.

b- Hoặc có ít nhất hai trong 4 yếu tố sau:

- Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.

- Tiền sử hoặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.

- Có hạt tô phi.

- Đáp ứng tốt với điều trị bằng colchicin (giảm viêm, giảm đau trong vòng 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn bị

3. Điều trị bệnh Gút

3.1. Điều trị cơn Gút cấp: Hậu quả của cơn Gút cấp chính là gây ra viêm khớp cấp do vậy chúng ta phải dùng những nhóm thuốc chủ yếu là chống viêm, giảm đau như:

+ Nhóm thuốc chống viêm không steroid:Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.

+ Colchicin: Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…

+ Nhóm thuốc Corticosteroid: Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

+ Một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.

3.2. Điều trị dự phòng cơn Gút cấp:

Chính là mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức, ngăn ngừa hình thành Gút mạn tính:

 

- Chế độ ăn uống sinh hoạt:

Đối với bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.

Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu. Ăn cháo, súp…

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…

Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…

-        Cần tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như đã nêu ở trên.

- Thuốc dự phòng cơn Gút cấp: Colchicin, allopurinol…

Từ khóa bài viết: