Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64296

PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Ngày 18/08/2023 15:17:02

             1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm  viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục. Triệu chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

2. Dịch tễ học: BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.

Yếu tố nguy cơ

- Những yếu tố ký chủ: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ. Sự tăng đáp ứng phế quản: Ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là không rõ. Sự tăng trưởng phổi: Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.

- Yếu tố ảnh hưởng

+ Hút thuốc lá: Liên hệ rất chặt chẻ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 - 20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 - 90% bênh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung

+ Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói).

+ Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà

+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên  có thể gây bệnh

phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng chức năng

- Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

- Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đờm dính sau nhiều đợt ho.

- Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)

3.2.Triệu chứng thực thể

- Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.

- Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).

- Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.

- Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran rít.

Đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng phế dung kế:

Test hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản:

Khí máu

Chụp phim lồng ngực: Cho thấy khí phế thũng.

- Giai đoạn

+ Giai đoạn 0: Có nguy cơ.

Giai đoạn I (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến.

+ Giai đoạn II và III (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng  sức,  đây  là  giai  đoạn  mà  bệnh  nhân  đi  khám  bệnh  được  chẩn  đoán  là BPTNMT, có thể do nhiễm trùng hô hấp.

+ Giai đoạn IV (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.

4. Điều trị:

4.1. Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ốn định

-  Giảm các yếu tố nguy cơ: Ngưng thuốc lá: Là phương pháp điều trị có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ.

- Điều trị bằng thuốc Điều trị kết hợp:Vaccin Chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh; Kháng sinh.

- Sự tập luyện: Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

- Oxy liệu pháp:

4.2. Điều trị các biến chứng Xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thuốc giãn phế quản:

Sử dụng corticoide: Trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị theo phác đồ.

Kháng sinh: Kháng sinh có hiệu quả trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuỳ theo loại vi trùng thường gây nhiễm trùng phế quản phổi mà sử dụng kháng sinh thích hợp.Có thể sử dụng Cephalosporine thế hệ 3, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.

Oxy liệu pháp:

Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, sự sử dụng oxy là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý chính là khi sử dụng oxy liệu pháp sẽ có nguy cơ gây tăng khí carbonic máu và suy hô hấp.

Áp dụng thực tế:

- Mức độ nhẹ: Áp dụng X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản.

          - Mức độ vừa: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập.

Mức độ nặng: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập, kháng sinh.

 

PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Đăng lúc: 18/08/2023 15:17:02 (GMT+7)

             1. Định nghĩa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm  viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục. Triệu chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

2. Dịch tễ học: BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.

Yếu tố nguy cơ

- Những yếu tố ký chủ: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ. Sự tăng đáp ứng phế quản: Ảnh hưởng đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là không rõ. Sự tăng trưởng phổi: Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.

- Yếu tố ảnh hưởng

+ Hút thuốc lá: Liên hệ rất chặt chẻ với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15 - 20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85 - 90% bênh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung

+ Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: Những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói).

+ Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà

+ Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên  có thể gây bệnh

phổi tắc nghẽn mạn tính ở thời kỳ trưởng thành.

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng chức năng

- Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

- Khạc đờm: Với số lượng nhỏ đờm dính sau nhiều đợt ho.

- Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)

3.2.Triệu chứng thực thể

- Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.

- Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).

- Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.

- Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran rít.

Đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng phế dung kế:

Test hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản:

Khí máu

Chụp phim lồng ngực: Cho thấy khí phế thũng.

- Giai đoạn

+ Giai đoạn 0: Có nguy cơ.

Giai đoạn I (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến.

+ Giai đoạn II và III (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng  sức,  đây  là  giai  đoạn  mà  bệnh  nhân  đi  khám  bệnh  được  chẩn  đoán  là BPTNMT, có thể do nhiễm trùng hô hấp.

+ Giai đoạn IV (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.

4. Điều trị:

4.1. Xử trí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ốn định

-  Giảm các yếu tố nguy cơ: Ngưng thuốc lá: Là phương pháp điều trị có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ.

- Điều trị bằng thuốc Điều trị kết hợp:Vaccin Chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh; Kháng sinh.

- Sự tập luyện: Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

- Oxy liệu pháp:

4.2. Điều trị các biến chứng Xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thuốc giãn phế quản:

Sử dụng corticoide: Trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị theo phác đồ.

Kháng sinh: Kháng sinh có hiệu quả trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuỳ theo loại vi trùng thường gây nhiễm trùng phế quản phổi mà sử dụng kháng sinh thích hợp.Có thể sử dụng Cephalosporine thế hệ 3, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.

Oxy liệu pháp:

Trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, sự sử dụng oxy là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý chính là khi sử dụng oxy liệu pháp sẽ có nguy cơ gây tăng khí carbonic máu và suy hô hấp.

Áp dụng thực tế:

- Mức độ nhẹ: Áp dụng X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản.

          - Mức độ vừa: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập.

Mức độ nặng: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập, kháng sinh.