Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64296

BÀI TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC XÃ YÊN DƯƠNG NĂM 2023

Ngày 10/07/2023 17:12:23

Ngày 07/12/2022, UBND xã Yên Dương xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2023.

 Mục đích yêu cầu của kế hoạch là cụ thể hóa mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của UBND xã. Nhận thức đầy đủ và xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. 

Mục tiêu chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch

- Phấn đấu điểm số chỉ số cải cách hành chính của xã năm 2023 đạt trên 90 điểm (xếp loại xuất sắc).

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, đảm bảo tính cụ thể, hợp hiến, hợp pháp và khả năng thực thi của các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trên 95% người dân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ. 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và được số hóa kết quả giải quyết.

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạt tiêu chuẩn quy định; 95% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.

- Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dung kinh phí quản lý hành chính.

- 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, trong đó 100% hồ sơ công việc cấp xã được số hóa theo quy định (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% các báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội của xã được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo các cấp; thực hiện tốt phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND xã. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử xã Yên Dương.

- 100% các bộ phận chuyên môn thực hiện tốt công tác cải cách hành chính năm 2023.

Trọng tâm cải cách hành chính năm 2023 là: Cải cách thể chế; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

1. Công tác ch đạo, điu hành; tuyên truyn ci cách hành chính

1.1.  Công tác chỉ đạo điều hành:

Tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch cải cách hành chính của xã năm 2023. Trong đó:

a) Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính, về chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

b) Đẩy mạnh kiểm tra và tự kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong giám sát thực hiện công tác cải cách hành chính.

c) Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối việc sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn xã.

d) Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chỉ số cải cách hành chính; triển khai đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC đối với UBND xã.

1.2. Tuyên tuyền cải cách hành chính:

a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về cải cách hành chính. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện về công tác CCHC; cập nhật kịp thời nội dung thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố, chuẩn hóa; việc tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, để người dân, doanh nghiệp nắm bắt và hưởng ứng thực hiện.

b) Thực hiện đổi mới cách thức, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền về cải cách hành chính.

          2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật.

a) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước.

b) Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản đã ban hành, kịp thời phát hiện và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định.

c) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật:

+ Tổ chức thi hành có hiệu quả hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách do Trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành;

+ Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Tăng cường vai trò của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật.

+ Thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023.

3. Cải cách Thủ tục hành chính

a) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND xã để cải thiện chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

b)  Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tiếp tục triển khai có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và được số hóa kết quả giải quyết.

c) Phấn đấu không có hồ sơ giải quyết TTHC quá hạn; trong trường hợp trễ hẹn vì lí do khác phải thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức.

d) Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; số hóa kết quả thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

e) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc “4 tăng, 2 giảm, 3 không”, và “4 xin, 4 luôn” trong giao dịch hành chính với cá nhân, tổ chức. Thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công chức, thuộc thẩm quyền quản lý sử dụng trực tiếp có hành vi gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức.

f) Thường xuyên rà soát, cập nhật, niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã. Công khai kết quả giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của UBND xã.

g) Mở rộng triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với quy định thủ tục hành chính.

h) Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch công việc của tổ chức, công dân.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

a) Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp đổi mới phương thức quản lý, tổ chức và hoạt động để nâng cao năng lực quản trị trong đơn vị.

b) Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các bộ phận chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ.

c) Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin.

d) Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

5. Cải cách chế độ công vụ

          a) Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ.

          b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý nhà nước.

          c) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức.

6. Cải cách tài chính công

a) Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính. Thực hiện hiệu quả cơ chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b) Thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công; tăng cường kiểm tra việc quản lý chi tiêu công để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước.

c) Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của đơn vị theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.

d) Ban hành kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

7. Xây dựng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

a) Triển khai các chương trình, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hiện đại hóa nền hành chính.

b) Hoàn thành việc chỉnh lý, số hóa hệ thống tài liệu lưu trữ trong cơ quan, đảm bảo thuận lợi trong khai thác, sử dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và phục vụ nhu cầu chính đáng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

c) Duy trì hệ thống quản lý văn bản và điều hành bảo đảm kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền, kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính các cấp trên môi trường số. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc.

d) Phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi đến người dân.

e) Tiếp tục duy trì việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã.

f) Thực hiện tốt Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2022 - 2030; phần mềm đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

8. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

a) Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn.

c)  Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Nhất là việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

d) Tập trung thực hiện tốt các công việc thuộc trách nhiệm của địa phương như: công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự,…

e) Tăng cường hoạt động đối thoại với doanh nghiệp; tiếp thu, giải đáp phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC XÃ YÊN DƯƠNG NĂM 2023

Đăng lúc: 10/07/2023 17:12:23 (GMT+7)

Ngày 07/12/2022, UBND xã Yên Dương xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2023.

 Mục đích yêu cầu của kế hoạch là cụ thể hóa mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của UBND xã. Nhận thức đầy đủ và xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. 

Mục tiêu chỉ tiêu cụ thể của Kế hoạch

- Phấn đấu điểm số chỉ số cải cách hành chính của xã năm 2023 đạt trên 90 điểm (xếp loại xuất sắc).

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, đảm bảo tính cụ thể, hợp hiến, hợp pháp và khả năng thực thi của các văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trên 95% người dân, tổ chức hài lòng đối với sự phục vụ. 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện được giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và được số hóa kết quả giải quyết.

- Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạt tiêu chuẩn quy định; 95% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.

- Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dung kinh phí quản lý hành chính.

- 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, trong đó 100% hồ sơ công việc cấp xã được số hóa theo quy định (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% các báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội của xã được thực hiện trên Hệ thống thông tin báo cáo các cấp; thực hiện tốt phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND xã. Từng bước xây dựng chính quyền điện tử xã Yên Dương.

- 100% các bộ phận chuyên môn thực hiện tốt công tác cải cách hành chính năm 2023.

Trọng tâm cải cách hành chính năm 2023 là: Cải cách thể chế; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số.

1. Công tác ch đạo, điu hành; tuyên truyn ci cách hành chính

1.1.  Công tác chỉ đạo điều hành:

Tổ chức triển khai kịp thời kế hoạch cải cách hành chính của xã năm 2023. Trong đó:

a) Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính, về chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

b) Đẩy mạnh kiểm tra và tự kiểm tra công vụ, kiểm tra cải cách hành chính; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong giám sát thực hiện công tác cải cách hành chính.

c) Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối việc sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn xã.

d) Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chỉ số cải cách hành chính; triển khai đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC đối với UBND xã.

1.2. Tuyên tuyền cải cách hành chính:

a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về cải cách hành chính. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện về công tác CCHC; cập nhật kịp thời nội dung thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh công bố, chuẩn hóa; việc tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, để người dân, doanh nghiệp nắm bắt và hưởng ứng thực hiện.

b) Thực hiện đổi mới cách thức, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền về cải cách hành chính.

          2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật.

a) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước.

b) Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản đã ban hành, kịp thời phát hiện và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định.

c) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật:

+ Tổ chức thi hành có hiệu quả hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách do Trung ương, tỉnh, huyện đã ban hành;

+ Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Tăng cường vai trò của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng trong phản biện và giám sát thi hành pháp luật.

+ Thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023.

3. Cải cách Thủ tục hành chính

a) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND xã để cải thiện chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

b)  Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tiếp tục triển khai có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và được số hóa kết quả giải quyết.

c) Phấn đấu không có hồ sơ giải quyết TTHC quá hạn; trong trường hợp trễ hẹn vì lí do khác phải thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức.

d) Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; số hóa kết quả thủ tục hành chính để nâng cao tính công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

e) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc “4 tăng, 2 giảm, 3 không”, và “4 xin, 4 luôn” trong giao dịch hành chính với cá nhân, tổ chức. Thực hiện nghiêm việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra việc cán bộ, công chức, thuộc thẩm quyền quản lý sử dụng trực tiếp có hành vi gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức.

f) Thường xuyên rà soát, cập nhật, niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã. Công khai kết quả giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của UBND xã.

g) Mở rộng triển khai có hiệu quả các kênh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với quy định thủ tục hành chính.

h) Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch công việc của tổ chức, công dân.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

a) Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp đổi mới phương thức quản lý, tổ chức và hoạt động để nâng cao năng lực quản trị trong đơn vị.

b) Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các bộ phận chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ; tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ.

c) Nghiên cứu, triển khai các biện pháp đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin.

d) Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến, không giấy tờ.

5. Cải cách chế độ công vụ

          a) Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng đánh giá công chức, viên chức theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ.

          b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý nhà nước.

          c) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức.

6. Cải cách tài chính công

a) Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính đối với các cơ quan hành chính. Thực hiện hiệu quả cơ chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b) Thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công; tăng cường kiểm tra việc quản lý chi tiêu công để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước.

c) Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của đơn vị theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.

d) Ban hành kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

7. Xây dựng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số

a) Triển khai các chương trình, chính sách thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hiện đại hóa nền hành chính.

b) Hoàn thành việc chỉnh lý, số hóa hệ thống tài liệu lưu trữ trong cơ quan, đảm bảo thuận lợi trong khai thác, sử dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và phục vụ nhu cầu chính đáng của tổ chức, người dân và doanh nghiệp.

c) Duy trì hệ thống quản lý văn bản và điều hành bảo đảm kết nối, liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa các cấp chính quyền, kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của cơ quan hành chính các cấp trên môi trường số. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc.

d) Phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi đến người dân.

e) Tiếp tục duy trì việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn xã.

f) Thực hiện tốt Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở giai đoạn 2022 - 2030; phần mềm đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính; chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

8. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

a) Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn.

c)  Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn. Nhất là việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

d) Tập trung thực hiện tốt các công việc thuộc trách nhiệm của địa phương như: công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự,…

e) Tăng cường hoạt động đối thoại với doanh nghiệp; tiếp thu, giải đáp phản ánh, kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.